Silent treatment là hình thức giải quyết xung đột hay mâu thuẫn bằng cách giữ im lặng. Tưởng rằng đó là phương pháp vô hại, nhưng thật ra lại gây ra hậu quả nghiêm trọng. Thậm chí đó còn bị xem là một hành vi lạm dụng cảm xúc tàn nhẫn.
Nhiều người còn nói rằng họ chán ghét việc ai đó dùng cách giữ im lặng trong mâu thuẫn hơn cả việc bị ghét hay quát nạt. Khi ai đó giận dữ hay la hét — tức là họ đang thể hiện sự giận dữ của bản thân ra ngoài, từ đó ta có thể đoán được đối phương đang muốn bài tỏ điều gì. Như vậy khi một người giữ im lặng và thể hiện những hành động phi ngôn ngữ thì sẽ gây mâu thuẫn cho đối phương. Và việc này có thể khiến đối phương tổn thương và có thể sợ hãi khi không biết chuyện gì xảy ra với mình.
Im lặng không có nghĩa là bình yên
Silent treatment được xem là một hình thức thao túng cảm xúc và bạo hành tâm lí. Người sử dụng silent treatment bằng cách từ chối giao tiếp, không có ý lắng nghe hoặc phản hồi đến người khác. Thậm chí họ chối bỏ sự tồn tại của người kia trong một khoảng thời gian.
Silent treatment như một lưỡi dao vô hình được sử dụng vô tình hoặc hữu ý nhằm mục đích tránh xa xung đột, hoặc tệ hơn là trừng phạt người khác, làm tổn thương người khác. Thậm chí dùng để kiểm soát người người đó làm theo ý muốn của mình. Giữ im lặng và bỏ qua sự tồn tại của đối phương được biết qua các hành vi như cố tình phớt lờ, hờn dỗi hay thậm chí là cô lập một ai đó.
Khi một người bị bỏ qua và ngó lơ, họ sẽ cảm thấy bản thân như một bóng ma vô hình, thậm chí còn có cảm giác mình không tồn tại trong mắt người kia.
Trong một mối quan hệ, việc im lặng khi tranh cãi là một việc cần thiết để bản thân bình tĩnh và điều chỉnh tâm trạng và tìm cách giải quyết mâu thuẫn. Tuy nhiên, việc này cần nói rõ cho đối phương biết là mình cần thời gian bình tĩnh và suy nghĩ. Khác hoàn toàn với việc im lặng và từ chối trao đổi vấn đề, hay là dùng cách im lặng để đối phương làm theo ý mình nhằm mục đích gây ra cảm giác bối rối và tội lỗi lên đối phương.
Tuy nhiên, người chọn silent treatment dường như cũng đang đặt bản thân vào một hoàn cảnh cô lập, tự đau khổ và đối diện với việc không ai thấu hiểu.
Dấu hiệu nhận biết
Bạn có nhận ra xung quanh mình có ai đó hờn dỗi khi không hài lòng với cách cư xử của người khác thay vì nói rõ suy nghĩ của bản thân; Bỗng dưng đột ngột dừng cuộc nói chuyện với người khác khi họ đang giận dữ mà không nói thêm bất cứ gì; Nói chuyện với mọi người nhưng tỏ ra bạn không hề tồn tại; Họ dừng hoặc trì hoãn làm một việc gì đó và xem như là một sự trừng phạt;
Có một vài ví dụ mà có thể bạn hay gặp phải:
- Khi đứa trẻ làm không đúng ý bố mẹ hoặc họ muốn chúng sợ hãi và làm theo ý mình bằng cách ngó lơ và không quan tâm đến đứa trẻ.
- Một nhóm bạn trẻ cố tình tẩy chay hoặc bỏ qua sự có mặt của một người bạn nào đó, không muốn bạn đó tham gia bằng cách cư xử như là bạn đó không tồn tại. Hoặc cố ý không mời bạn đó tham gia các hoạt động tập thể của nhóm.
- Sự im lặng này còn xảy ra theo hình thức online bằng cách đăng các bài viết ám chỉ lên mạng xã hội thay vì trực tiếp giải quyết vấn đề.
- Thể hiện những động tác phi ngôn ngữ đầy giận dữ khiến người khác cảm thấy bối rối: nhếch mép, nói thầm một mình hoặc nói thầm với người khác, phớt lờ sự xuất hiện của một người hoặc xâm phạm không gian cá nhân,…
- Dùng một người thứ 3 để đe doạ cuộc xung đột của 2 người.
- Các hành vi gây hấn thụ động: bảo là họ không sao, họ không nghĩ gì, họ không để tâm,… trong khi họ tỏ vẻ không thích một vấn đề nào đó. Từ chối thừa nhận hoặc né tránh cảm xúc và suy nghĩ về một vấn đề nào đó.
Dường như trong tất cả các mối quan hệ đều xuất hiện một cá nhân nào đó chọn phương pháp im lặng, không đối diện vào sự thật để giải quyết vấn đề.
Vậy tại sao người ta chọn biện pháp này?
Có vẻ là có rất nhiều lí giải cho việc ai đó chọn silent treatment để từ chối tranh luận hoặc giải quyết vấn đề.
- Họ làm thế là vì họ tin rằng bản thân có khả năng điều khiển và kiềm chế rất tốt, vì thế giữ im lặng là cách tốt nhất, hoặc đối với họ là đúng đắn nhất. Có thể họ nghĩ rằng bản thân cư xử tốt hơn người đối diện. Hoặc có thể đó là tín hiệu của họ rằng họ không khuất phục trước cuộc tranh cãi đang diễn ra.
- Đôi khi những người dùng phương pháp này để né tránh mâu thuẫn cũng không biết rằng bản thân đang gây tổn thương đến người khác. Họ cho rằng đó là hành vi tự vệ để không làm bản thân tổn thương bằng cách dựng ra một bức tường ngăn chặn việc giải quyết vấn đề. Họ sợ hãi việc đối mặt với người kia hơn là ác ý một cách cố tình.
- Một số khác tin rằng im lặng là một việc lí trí và không ảnh hưởng đến cảm xúc. Với những người có xu hướng này, họ dường như thường xuyên sử dụng sự im lặng khi có ai đó có hành vi khiến họ không thích, hoặc không có sự chú ý mà họ muốn.
Đôi khi bạo lực đến một cách âm thầm lặng lẽ, mà ngay cả bản thân mình bị cuốn vào một vòng xoáy cảm xúc không đáng có. Dường như họ sử dụng công cụ im lặng như một cách khiến người khác cảm thấy tội lỗi. Họ tránh né thay vì giải quyết mâu thuẫn với người trong cuộc. Sự im lặng còn được sử dụng để gây áp lực hoặc thao túng tâm lí khiến người kia phải thay đổi hoặc cải thiện hành vi theo ý mình.
Một hình thức cũng gây ảnh hưởng không kém đó là “stonewalling" — một cách từ chối giao tiếp, trao đổi, và chặn mọi cuộc trao đổi. Giống như một bức tường không thể xô ngã, khó để xoay chiều, giúp ngăn cản giữa họ và người khác khi mâu thuẫn xảy ra. Sự khác biệt là hình thức này xảy ra trong lúc cuộc tranh cãi nảy ra, trong khi silent treatment có thể kéo dài từ vài tuần đến tận vài năm.