Silent treatment — im lặng trong mâu thuẫn — P.3

Nhan Vo
5 min readOct 1, 2021

--

Làm sao để tránh khỏi tổn thương bởi silent treatment?

Đối với một vài người, những mâu thuẫn bên trong khiến họ không có cùng cách suy nghĩ và nhìn nhận cuộc sống như người khác. Nếu như trong một mối quan hệ, nếu như một người có xu hướng gây mâu thuẫn để khiến đối phương làm theo ý của mình. Và nếu như người kia thật sự chạy theo xin lỗi họ, năn nỉ để kết thúc sự im lặng đáng sợ đó, kết quả dường như không hề khả quan.

Nếu người sử dụng silent treatment được xin lỗi, họ sẽ cảm thấy rằng họ đang đúng, đối phương là người sai và cảm thấy tội lỗi. Họ không hề nhận ra rằng người kia chỉ xuống nước để giữ gìn mối quan hệ. Nếu họ là người có xu hướng ích kỉ, họ còn cảm thấy thoả mãn, cảm thấy bản thân mình “có giá” khi thấy đối phương vì mình và đau khổ hay níu kéo.

Nhớ rằng, bạn không thể thay đổi được người khác. Bạn chỉ có thể thay đổi chính bản thân bạn.

Bạn không cần sự thừa nhận từ người khác để có được hạnh phúc. Bạn không cần bất cứ ai phê chuẩn để có được hạnh phúc. Bản thân bạn có giá trị, bạn không cần bất cứ ai công nhận. Giá trị của bạn không đến từ hình thức bên ngoài, cách người khác nhìn nhận bạn không có nghĩa là đúng với bạn. Hãy yêu thương bản thân mình bằng cách bảo vệ bản thân khỏi sự công kích tâm lí, cảm xúc của người khác.

Nếu bạn là nạn nhân của silent treatment

Bạn không cần phải đoán xem đối phương đang làm gì, cũng không thể yêu cầu họ phải làm như thế nào cũng như không thể mong muốn đối phương làm gì cho mình. Ta không có quyền yêu cầu họ làm gì và họ cũng có quyền lựa chọn sự im lặng. Bạn có thể phản hồi hành động tiêu cực đó bằng cách xem đó là việc riêng của họ. Vấn đề không liên quan đến bạn nếu như họ không muốn chia sẻ và giải quyết với bạn. Hãy kết nối với những người xung quanh để tránh việc bản thân bị cô lập và khi đó bạn sẽ trở thành nạn nhân của silent treatment.

Nếu thật sự bạn trân trọng và muốn giải quyết vấn đề với một người, hãy học cách hiểu con người và suy nghĩ của họ. Đôi khi một người im lặng chỉ vì họ quá giận dữ, đau khổ hoặc xảm xúc đang lấn át suy nghĩ của họ. Hãy giữ im lặng để không phá huỷ mối quan hệ của cả hai, hãy cho họ thời gian suy nghĩ.

Đối với vài người, cảm xúc của họ cực kì quan trọng và cần được công nhận, dù đó không phải là cảm xúc tích cực. Hãy bên cạnh họ và cho họ biết rằng bạn bị tổn thương bởi những hành động đó. Hãy bài tỏ với họ rằng bạn ở bên cạnh họ và muốn lắng nghe họ.

Người mang các vấn đề về tâm lí hoặc có tuổi thơ đau đớn thường không tin và không hiểu được rằng tình yêu, sự quan tâm và niềm tin là thứ có tồn tại. Vì thế, bên trong họ luôn luôn phải chống chọi với 2 luồng suy nghĩ trái ngược nhau. Một phần muốn được yêu thương, thông cảm và thấu hiểu. Còn lại là một cơ chế phòng vệ họ đã học được từ đau thương — họ phải bảo vệ mình và không cho quá khứ bản thân được lặp lại. Điều họ cần có lẽ không phải là sự chỉ trích hay thúc ép, mà là sự kiên nhẫn và chân thành. Họ cần thời gian để nhìn thấy được những điều tốt đẹp ở đối phương để có thể mở lòng và cùng nhau tìm cách giải quyết mâu thuẫn.

Bạn không nên nghĩ rằng sự im lặng của họ là do lỗi của bạn. Mà hãy tìm cách để làm bản thân có cảm giác được vui vẻ mà không bị ảnh hưởng bởi cảm xúc tiêu cực từ người kia. Thay vì tìm cách để họ chú ý đến bạn. Bạn hãy tìm cách lấp đầy khoảng thời gian đó để thấy vui vẻ, hạnh phúc.

Nếu bạn là người đối phó với những cuộc tranh cãi bằng silent treatment

  • Hãy cải thiện nhận thức của bản thân. Các hành vi thụ động thường xuất phát từ việc ai đó không hiểu rõ bản thân mình. Họ không biết vì sao họ khó chịu, họ không biết họ thật sự đang nghĩ gì. Việc tìm hiểu và biết được nguyên nhân đằng sau sự hỗn loạn của bản thân có thể thay đổi được cách bạn phản hồi với người khác trong các tình huống khác nhau.
  • Cho bản thân thời gian thay đổi việc sử dụng thói quen im lặng để tìm kiếm bình yên — một bình yên không thực tế.
  • Học cách thể hiện bản thân, nhận thức được cảm xúc đang dâng trào bên trong, đọc được nó và bày tỏ suy nghĩ để giúp bạn chia sẻ được sự khó khăn mà bạn gặp phải. Từ đó chống lại vấn đề gây ra mâu thuẫn giữa 2 người.

Những hành vi gây hấn thụ động trong một mối quan hệ cũng là nguyên nhân gây chia cắt một cuộc tình hoặc thậm chí là một cuộc hôn nhân từng rất gắn kết với nhau. Có nhiều cặp đến trị liệu hôn nhân gia đình và ở đó. Điều gây đau đớn không phải là những tình huống đột ngột xuất hiện mà là những bất đồng nhỏ không được giải quyết đúng cách khiến cho giọt nước phải tràn ly.

Nếu ai đó nhận ra được sự im lặng của bản thân là lí do khiến họ đánh mất một mối quan hệ mà họ muốn giữ mà không biết cách nào đối diện ngoài việc trốn tránh, thì nên tìm đến những nhà trị liệu để được giúp đỡ.

P1: https://medium.com/p/5a6f62de7065

P2: https://medium.com/p/6bea62a69c77

--

--